Bước vào thập niên 1970, kinh tế các nước tư bản bộc lộ nhiều mâu
thuẫn mới. Tốc độ tăng trưởng kinh tế giảm sút, bình quân trong những năm
1973-1982 chỉ đạt 2,4%.
Mở đầu giai đoạn này là cuộc khủng hoảng kinh tế năm 1974-1975 xảy
ra đồng loạt, làm cho sản xuất công nghiệp ở tất cả các nước tư bản giảm trung
bình là 11,6%, một số ngành còn giảm nặng nề hơn như luyện kim giảm 26,8%; điện
tử, radio giảm 29%; dệt da may mặc giảm 17,7%. Sản xuất công nghiệp ở Nhật Bản
giảm 21%, Pháp: 16%; Mỹ: 15%; CHLB Đức 11%; Anh: 10%. Sau đó là những năm phục
hồi kinh tế chậm chạp. Nhanh nhất là Mỹ và CHLB Đức cũng cần 1,5 năm mới đạt
được mức sản xuất trước khủng hoảng; Nhật Bản mất 2,5 năm, Anh và một số nước
khác còn phục hồi chậm hơn, sau đó các nước lại rơi vào cuộc khủng hoảng kinh
tế 1979-1982.
Kinh tế của các nước tư bản rơi vào tình ừạng đình ưệ đi liền vói thất
nghiệp và lạm phát cao, đó là hiện tượng khác với Các cuộc khủng hoảng chu kỳ
đã từng diễn ra trong lịch sử. Chỉ số tăng của giá cả hàng tiêu dùng bình quân
hàng năm ở các nước tư bản trong giai đoạn 1974-1981 là 9,9% so với mức 3,4%
trong những năm 1951-1973. Mức thất nghiệp không giảm trong giai đoạn phục hồi
kinh tế. Con số đăng ký thất nghiệp chính thức của các nước tư bản phát triển
trong năm 1975 là 14,9 triệu người, năm 1976 là 15,3 triệu, năm 1977 là 15,8
triệu, năm 1979 là 18 triệu người. Trong cuộc khủng hoảng kinh tế 1979-1982 mức
thất nghiệp đã đẩy lên tới 23 triệu người năm 1981; 32,5 triệu người năm 1982,
Khủng hoảng,kinh tế đi liền với khùng hoảng cơ cấu, khủng hoảng
năng lượng, khủng hoàng tài chính tiền tệ. Sự tăng trưởng của nhiều ngành sản
xuất đã vượt quá giới hạn của thị trường và nguyên liệu. Trong cơ cấu tiêu dùng
năng lượng ở các quốc gia công nghiệp chủ yếu là dầu mỏ. Trong vòng hai năm,
giá dầu lừa tăng lên hơn 3 lần, từ 2,9 USD/thùng năm 1973 lên 9 USD/thùng năm
1975, sau đó tăng dần lên hơn12 USD/thùng vào năm 1978 và tăng mạnh đến năm
1980 lên tới 30 USD/thùng và 34,87 USD/thùng vào năm 1982. Chỉ riêng năm 1974,
theo ước tỉnh của một số chuyên gia, thì các nước tư bản công nghiệp đã bị “rút
ruột” khoảng 50 tỷ USD do phải nhập khẩu dầu lửa với giá cao, làm cho nền kinh
tế các nước tư bản rơi vào tình trạng đình đốn. Ở Mỹ, trong năm tài khóa
1974-1975 đã có 250.000 công ty phải bán tài sản, trong đó con số phá sản lên
đến 25.000, Ở Nhật Bán, số công ty bị phá sản đạt mức kỷ lục là 13.713 với số
nợ lên tới 2.077 tỷ yên. Ở CHLB Đức, số doanh nghiệp bị phá sản năm 1975 là
9.195 doanh nghiệp, tăng 22% so với năm trước.
Hệ thống tài chính tiền tệ vẫn được coi là hệ thần kinh của nền
kinh tế tư bản chủ nghĩa cũng lâm vào khủng hoảng. Đồng USD ngày càng mất giá
do cán cân thương mại quốc tế của Mỹ chuyển dần từ thặng dư sang thâm hụt. Năm
1971, Mỹ tuyên bố phá giá USD từ 35 USD/ounce vàng thành 38 USD/ounce. Sau đó
đồng USD liên tục bị trượt giá so với đồng tiền của các nước tư bản khác. Hệ
thống tiền tệ Bretton Woods bị tan vỡ. Bên cạnh đó là tình trạng thâm hụt ngân
sách và nợ của chính phủ tăng nhanh
Từ khóa tìm kiếm nhiều: kinh tế thị trường là gì, cách
mạng công nghiệp,