Giới thiệu về công nghiệp hóa theo mô hình cổ điển


    Ngoài ra, trong điều kiện của nền kinh tế thế giới lúc bấy giờ, trật tự phân công lao động quốc tế chưa hình thành nên bản thân các nước tiến hành công nghiệp hóa cũng không tận dụng được ưu thế của phân công lao động quốc tế nên nguồn vốn tích lũy cho công nghiệp hóa thường dựa vào cướp bóc từ thuộc địa, tích lũy từ nông nghiệp và công nghiệp nhẹ trong nước, ở giác độ nhất định có thể thấy rằng, mô hình công nghiệp hóa cổ điển ở các nước Âu, Mỹ trước đây thường gắn liền với quá trình xâm chiếm thuộc địa bằng bạo lực.

Giới thiệu về công nghiệp hóa theo mô hình cổ điển

    Thứ ba, quá trình công nghiệp hóa theo mô hình cổ điển thường diễn ra mang tính tự phát. Công nghiệp hóa theo mô hình cổ điển chịu tác động lớn của bàn tay vô hình (thị trường) còn nhà nước tư bản với tính cách là một lực lượng điều hành có ảnh hưởng đến môi trường sản xuất kinh doanh nhưng không can thiệp trực tiếp vào quá trình công nghiệp hóa.
    Thực tế, việc sử dụng các loại công cụ lao động mới, các loại máy móc cơ khí đã mang lại cho các ngành sản xuất năng suất cao hơn, sản lượng tăng nhanh, giá thành sản phẩm giảm xuống và cuối cùng là gia tăng lợi nhuận thu về cho các nhà tư bản. Chính lợi nhuận là động cơ thúc đẩy cốc nhà tư bản tiếp tục đồi mới cách thức sản xuất, đưa các loại máy móc, công cụ cơ khí vào sản xuất. Đồng thời, sự cạnh tranh trên thị trường lại thúc đẩy các nhà sản xuất dựa trên công cụ lao động thủ công phải thay đổi cách thức sản xuất nếu không muốn bị loại bỏ. Nhìn chung, cơ chế thị trường có ảnh hưởng tích cực đến phát huy tiềm năng của các nguồn lực và sự sáng tạo của chính con người với tư cách là chủ thề tham gia thị trường.
    Thứ tư, mô hình công nghiệp hóa cổ điển được hoàn thành trong một thời gian tương đối dài. Thực tế, bước đi của cuộc cách mạng công nghiệp và tiếp đó là công nghiệp hóa luôn gắn với những phát minh, sáng chế kỹ thuật và khả năng ứng dụng trong thực tế sản xuất. Đồng thời, quá trình công nghiệp hóa còn gắn liền với quá trình tích lũy vốn của các nhà tư bản. Công nghiệp hóa theo mô hình cổ điển thực tế bắt đầu từ các ngành công nghiệp nhẹ là những ngành đòi hỏi vốn ít, lãi nhanh và tạo tích lũy để tái sản xuất mở rộng. Nói cách khác, sự phát triển của các ngành công nghiệp nhẹ đã tạo điều kiện gia tăng tích lũy vốn để phát triển các ngành công nghiệp nặng.
    Thứ năm, quá trình công nghiệp hóa cũng là quá trình thực hiện cuộc đại phân công lao động xã hội. Công nghiệp tách ra khỏi nông nghiệp và trở thành ngành sản xuất độc lập. Điều này đã làm thay đổi căn bản cấu trúc của nền sản xuất, đại công nghiệp thành nền tảng của cấu trúc kinh tế mới, cấu trúc đại công nghiệp thay cho cấu trúc nông nghiệp và làm cho sản xuất xã hội thành một hệ thống công nghiệp. Đồng thời, trong công nghiệp hóa nông nghiệp, vấn đề giải phóng lao động nông nghiệp, chuyển lao động ra khỏi nông nghiệp có ý nghĩa quyết định, song chìa khóa quyết định việc chuyển lao động khỏi nông nghiệp và giải thể phương thức sàn xuất tiểu nông lại do đại công nghiệp nám giữ và quyết định. Nói cách khác, công nghiệp hóa nông nghiệp xét cả về mặt công nghệ và kinh tế là do đại công nghiệp quyết định.


Đọc thêm tại: