Hàng trăm năm cuộc cách mạng công nghiệp đã lần lượt đã diễn ra ở các
nước phương Tây tư bản và khẳng định sự toàn thắng của phương thức sản xuất tư
bản chủ nghĩa. Những diễn biến của cách mạng công nghiệp khi không chỉ dừng lại
ở việc hình thành hệ thống công xưởng mà còn có ảnh hưởng lan tỏa đến sự phát
triển của nhiều lĩnh vực trong nền kinh tế thì tự thân nó đã mang ý nghĩa của
quá trình công nghiệp hóa. Mô hình công nghiệp hóa cổ điển ở các nước tư bản
Anh, Pháp, Đức… có những đặc điểm sau:
Thứ nhất, quá trình công nghiệp hóa diễn ra như một quá trình lịch sử tự
nhiên. Trình độ thiết bị kỹ thuật trong sản xuất được thay đổi dần dần và cơ
bản dựa trên kỹ thuật cơ khí. Thực tế, chính nhu cầu của thực tiễn sản xuất đã
kích thích sự nghiên cứu, phát minh, chế tạo các công cụ máy móc cơ khí. Bước
đi của quá trình này là từ các công cụ lao động thủ công lên nửa cơ khí và cơ
khí. Khi máy móc đạt tới hoàn thiện và được sản xuất bằng chính máy móc đã đánh
dấu một bước tiến căn bản, đó là hình thành một ngành công nghiệp mới – ngành
chế tạo máy. Kỹ thuật cơ khí ra đời đã biến toàn bộ các hoạt động kinh tế – xã
hội gắn với hệ thống công xưởng tư bản chủ nghĩa. Đồng thời, việc thay đổi kỹ
thuật trong sản xuất đã dẫn đến sự thay đổi trong cơ cấu nền kinh tế và chính
trong khu vực công nghiệp. Vị trí và vai trò của nông nghiệp trong nền kinh tế
trước đây đã được thay thế bằng công nghiệp.
Như vậy, nền sản xuất xã hội đã trải qua ba bước chuyển biến lớn. Trong
đó, việc thay thế công cụ thủ công trong sản xuất bằng máy móc là bước thứ nhất
của cuộc cách mạng kỹ thuật trong cách mạng công nghiệp. Bước thứ hai chính là
sự ra đời của ngành công nghiệp sản xuất máy móc bằng máy móc hay công nghiệp
cơ khí chế tạo, hình thành nền tảng vật chất kỹ thuật của nền sản xuất đại công
nghiệp. Bước thứ ba là chuyển toàn bô nền sản xuất sang cơ sở kỹ thuật máy
móc.
Thứ hai, công nghiệp hóa được thực hiện trong một cơ cấu kinh tế khắp/
kín hoàn bị. Quá trình công nghiệp hóa ở các nước tư bản được khởi âm té công
nghiệp nhẹ như dệt, công nghiệp chế biến… Sự phát triển của ngành này một mặt
đã tạo nhu cầu cung cấp nguyên liệu từ khu vực nông nghiệp truyền thống và do
vậy, bản thân nông nghiệp cũng đòi hỏi phải tạo ra năng suất cao, sản lượng
tăng nhanh để đáp ứng nhu cầu của công nghiệp. Từ đó cũng xuất hiện nhu cầu sản
xuất ra các loại máy móc phục vụ hoạt động nông nghiệp nhằm giảm bớt chi phí,
lao động và tăng năng suất, sản lượng, đặc biệt ở các trang trại và đồn điền tư
bản. Mặt khác, chính nhu cầu mở rộng phát triển của công nghiệp nhẹ đã thúc đẩy
sự ra đời và phát triển của công nghiệp nặng. Chính nhu cầu về các loại máy
móc, công cụ lao động mới phục vụ cho các ngành kinh tế đã đặt ra yêu cầu phát
triển công nghiệp sản xuất tư liệu sản xuất.
Từ khóa tìm kiếm nhiều: lực lượng sản xuất là gì, cách
mạng công nghiệp ở châu âu