Lịch sử kinh tế và vai trò với cách mạng


    Việc học tập, nghiên cứu lịch sử kinh tế sẽ giúp sinh viên nắm được những bài học kinh nghiệm về xây dựng, phát triển kinh tế của các nước cũng như của nước ta. Những bài học kinh nghiệm này được rút ra từ những thành công, thậm chí cả từ những hạn chế trong phát triển kinh tế. Điều đó giúp sinh viên hiểu và vận dụng được nguyên tắc kế thừa và phát triển trong công cuộc xây dựng và phát triển kinh, tế, vì hiện tại là sự phát triển cao của quá khứ.

Lịch sử kinh tế và vai trò với cách mạng

    C. Mác đã viết: “Mỗi hiện tượng xuất hiện đều nhất thiết phải từ trên một nền tảng kinh tế nhất định trực tiếp sẵn có, do quá khứ để lại”.  Đồng thời, từ nghiên cứu lịch sử kinh tế, sinh viên sẽ nhận thức được xu hướng và đặc điểm phát triển kinh tế của thế giới cũng như của Việt Nam.
    Khi nghiên cứu về kinh tế các nước tư bản đã cho thấy vai trò của cách mạng khoa học – công nghệ đối với sự phát triển của lực lượng sản xuất và sự đa dạng của kinh tế thị trường, cũng như thấy được những khuyết tật của nó và sự cần thiết về chức năng điều tiết của nhà nước đối với các hoạt động kinh tế. Từ thực tế khủng hoảng kinh tế toàn cầu bùng phát từ Mỹ năm 2007 cho thấy, nhiều vấn đề bất ổn đã tiềm tàng ẩn chứa trong nền kinh tế các nước tư bản. Nó dễ dàng tạo ra những bất ổn định với chính nền kinh tế các nước này và gây tác động tiêu cực tới kinh tế toàn cầu. Đó cũng là những giới hạn phát sinh từ bản chất nội tại của nền kinh tế các nước tư bản và nó cũng buộc các nước này luôn phải tự điều chỉnh để tồn tại. Điều đó đà được Đảng ta nhận định và đánh giá: “Nền kinh tế của chủ nghĩa tư bản vẫn chưa hết khả năng phát triển, nhưng cách mạng khoa học kỹ thuật và lực lượng sản xuất càng phát triển, càng làm cho các mâu thuẫn cơ bản trong hệ thống tư bản chủ nghĩa sâu sắc thêm, trước hết là mâu thuẫn giữa lao động và tư bản. Sự phát triển của lực lượng sản xuất cũng đưa tới những đảo lộn lớn trong quan hệ kinh tế giữa các nước tư bản chủ nghĩa với nhau, nhất là giữa ba trung tâm Mỹ, Tây Âu và Nhật Bản. Các nước tư bản mâu thuẫn và cạnh tranh với nhau, đồng thời chúng cố tìm mọi phương pháp và phương tiện, lợi dụng cuộc cách mạng khoa học – kỹ thuật để phát triển, đế hòa hoãn những mâu thuẫn bên trong và liên minh với nhau trong các lực lượng cách mạng”.


Đọc thêm tại: