Sơ lược quá trình phát triển lịch sử kinh tế nhân loại


     Trong quá trình phát triển kinh tế của nhân loại, từ kinh tế tự nhiên sang phát triền kinh tế hàng hóa giản đơn, tiến tới kinh tế hàng hóa và giai đoạn cao của nỏ là kinh tế thị trường; từ sản xuất bằng các công cụ thủ công sang cơ khí hóa và tự động hóa là những biểu hiện cho sự chuyển biến về chất của lực lượng sản xuất.

Sơ lược quá trình phát triển lịch sử kinh tế nhân loại

    Những chuyền biến của lực lượng sản xuất lên những nấc thang mới cùng với những thay đổi trong các quan hệ kinh tế – xã hội đã làm cho các hoạt động sản xuất và tiêu dùng văng ra khỏi biên giới quốc gia, từ đó hình thành trật tự phân công lao động quốc tế. Toàn cầu hóa đời sống kinh tế quốc tế đang là vấn đề thời sự của thế giới đương đại ngày nay. Lý luận và thực tiễn đều cho thấy, trong thời đại ngày nay không một quốc gia nào thu mình mà có thể phát triển được và sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia sẽ chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của tình hình kinh tế khu vực và thế giới. Mỗi quốc gia sẽ cần phải có những hình thức và bước đi phù hợp nhằm phát huy lợi thế của mình trong hội nhập kinh tế quốc tế để hướng tới các mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội bền vững.
    Nhìn vào bức tranh toàn cảnh thế giới hiện nay, nền kinh tế của các quốc gia trên thế giới đã trải qua nhiều giai đoạn phát triển với những thành công và hạn chế khác nhau. Những nước tư bản Âu, Mỹ, Nhật Bản đã sớm thành công trong công nghiệp hóa, trở thành các nền kinh tế phát triển và bước vào xã hội hậu công nghiệp gắn với sự phát triển của kinh tế tri thức. Một số quốc gia và vùng lãnh thổ trong một vài thập kỷ gần đây cũng đã hoàn thành sự nghiệp công nghiệp hóa và gia nhập hàng ngũ các nền kinh tế công nghiệp mới như Hàn Quốc, Đài Loan, Xingapo… Những năm cuối của thập niên 1990 và bước sang bên thềm thế ký XXI, sự phát triển đi lên của các nền kinh tế mới nổi như Trung Quốc, Ấn Độ, Braxin… đã làm thay đổi bản đồ kinh tế thế giới. Cũng trong bối cảnh ấy, còn nhiều quốc gia vẫn đang trong quá trình thực hiện công nghiệp hóa và xu hướng phổ  biến của các nước này là chuyển sang kinh tế thị trường cùng với việc mở cửa nền kinh tế. Nói chung, sự phát triển kinh tế của các nước trên thế giới diễn ra với rất nhiều hình vẻ khác nhau và ở nhiều trình độ khác nhau. Với ý nghĩa ấy, việc tìm hiểu quá trình phát triển kinh tế để tìm ra đặc điểm phát triển kỉnh tế của các nước qua từng giai đoạn lịch sử sẽ giúp cho các quốc gia như Việt Nam có thể tìm những cơ hội để mở rộng quan hệ hợp tác kinh tế.



Đọc thêm tại: http://lichsukinhte24h.blogspot.com/2015/07/ai-khung-hoang-kinh-te-gioi-1929-1933.html