Ở Đức, cuối thế kỷ XVIII đã xuất hiện một số nhà máy dệt sợi bông sử
dụng máy móc kiểu Anh. Nhưng cách mạng công nghiệp chi thực sự diễn ra vào đầu
thế kỷ XIX, được đẩy mạnh sau cách mạng tư sản và hoàn thành sau cuộc chiến
tranh Pháp – Phổ (sau những năm 1870). Cách mạng công nghiệp Đức có đặc điểm
khác với Anh, Pháp nhưng lại giống với các nước Mỹ và Nhật Bản.
Thứ nhất, cách mạng công nghiệp bắt đầu từ công nghiệp nhẹ nhưng nhanh
chỏng chuyển sang công nghiệp nặng mà chủ yếu là công nghiệp than, luyện gang
thép và cơ khí chế tạo. Thứ hai, chính phủ đã có tác động quan trọng thúc đẩy
cuộc cách mạng diễn ra khẩn trương hơn để đuổi kịp các nước đi trước. Chính phủ
thi hành chính sách bảo hộ thuế quan, đồng thời còn xây dựng các xí nghiệp, trợ
vốn cho các công ty. Thứ ba, cơ sở hạ tầng được chú trọng phát triển, nhất là
hệ thống đường sắt.
Nhờ tác động của cách mạng công nghiệp, sản xuất công nghiệp ở các nước
này đã có sự phát triển vượt bậc.
Sản lượng than trung bình của Đức trong giai đoạn 1820-1824 là 1,2 triệu
tấn; giai đoạn 1840-1844 là 4,4 triệu tấn; giai đoạn 1860-1864 là 20,8 triệu
tấn; giai đoạn 1880-1884 là 65,7 triệu tấn. Sản lượng gang trung bình của Đức
trong giai đoạn 1825-1829 là 90 nghìn tấn đã tăng lên mức 1.770 nghìn tấn trong
giai đoạn 1875-1879 và 7.925 nghìn tấn trong giai đoạn
1900-1914. Sản lượng gang trung bình của Pháp là 212 nghìn tấn, 14q
nghìn tấn và 2.665 nghìn tấn trong thời gian tương tự. Động lực hơi nước Q Đức
năm 1850 mới đạt 0,26 triệu mã lực, đến năm 1870 đã là 2,48 triệu mà lực; ở
Pháp từ 0,37 triệu lên 1,85 triệu mã lực. Chiều dài đường sắt ở các nước đều
tăng nhanh. Năm 1860 ở Đức có 11.089 km đường sắt; năm 1880 là 33.838 km. Ở
Pháp là 9.61 km năm 1860 và 23.089 km năm 1880.
Sự phát triển của công nghiệp và giao thông vận tải đòi hỏi nguồn vốn
rất lớn đã thúc đẩy sự phát triển của hệ thống ngân hàng và các công ty cồ
phần. Ở Pháp vào nửa đầu thế kỷ XIX, hệ thống tín đụng cần thiết cho chủ nghĩa
tư bản đã được thiết lập. Hàng loạt các ngân hàng mới được xây dựng nhàm mục
đích chuyên cung cấp tài chính cho những ngành công nghiệp nhất định. Ở Đức,
những năm 50 của thế kỷ XIX là giai đoạn sáng lập cơ sở của hệ thống tín dụng
của chủ nghĩa tư bản Đức. Các công ty cổ phần mới ra đời sau cách mạng tư sản
được ví như nấm mọc sau cơn mưa và đã đóng vai trò quan trọng trong sự phát
triển của công nghiệp và đường sắt ở Đức.
Cách mạng công nghiệp cũng đã đẩy nhanh quá trình đồ thị hóa ở các nước
này. Đầu năm 1870, tỷ lệ cư dân đô thị trong tổng dân số ở Đức là 32,5%, ở Pháp
là 31%.
Từ khóa tìm kiếm nhiều: khái niệm về kinh tế thị trường,
cach
mang cong nghiep