Từ đó đến nay, khoa học lịch sử kinh tế được mở rộng nghiên cứu ở
nhiều nước trên thế giới. Các nước phát triển Mỹ, Nhật Bản, Tây Âu đều có những
công trình nghiên cứu đồ sộ về lịch sử phát triển kinh tế của nước mình, cũng
như sự phát triển kinh tế của các nước trong khu vực và thế giới.
Đồng thời, các nhà nghiên cứu lịch sử kinh tế đã tìm ra những phương
pháp nghiên cứu với nhiều cách thức tiếp cận đa dạng để phản ánh và đánh giá
sát thực hơn tác động của, các nhân tổ ảnh hưởng đến quá trình phát triển kinh
tế của một nước hoặc một số nước. Năm 1993, giải thưởng Nobel về kinh tế đã
được trao cho hai nhà nghiên cứu lịch sử kinh tế Mỹ là Robert w. Fogel
(University of Chicago) và Douglass c. North (University of Washington) để ghi
nhận đóng góp của các ông về những nghiên cứu mới về lịch sử kinh tế Mỹ và châu
Âu bằng cách vận dụng lý thuyết kinh tế và những phương pháp lượng hóa để giải
thích sự thay đổi về kinh tế và thể chế.
Ở nước ta, từ sau Cách mạng tháng Tám đến nay, khoa học lịch sử kinh tế
ngày càng được chú trọng. Trong mấy thập kỷ gần đây, nhiều viện nghiên cứu ở
Việt Nam đã tập trung nghiên cứu về lịch sử kinh tế các nước cũng như Việt Nam.
Đặc biệt là nghiên cứu về công cuộc xây dựng, phát triển kinh tế của đất nước
cùng quá trình mờ rộng quan hệ kinh tế đối ngoại, hội nhập kinh tế quốc tế. Từ
1967, Trường Đại học Kinh tế kế hoạch (nay là Đại học Kinh tế quốc dân) đã
thành lập Bộ môn Lịch sử kinh tế để nghiên cứu và giảng dạy lịch sử kinh tế cho
sinh viên bậc đại học và sau đại học. Hiện môn học Lịch sử kinh tế được lựa
chọn giảng dạy ở các trường đại học khối kinh tế.
Đối tượng nghiên cứu
Đổi tượng nghiên cứu của lịch sử kinh tế là sự phát triển của các nền
kinh tế và những thay đổi của nền kinh tế ở các nước trong những giai đoạn lịch
sử cụ thể. Từ mục tiêu nghiên cứu, chủ đề nghiên cứu của lịch sử kinh tế có thể
đi sâu vào các vấn đề mang tính chất chuyên ngành như lịch sử kinh doanh, lịch
sử tài chính và bao trùm một số lĩnh vực của lịch sử xã hội như lịch sử biến
động cửa dân số và lao động…