Khi nghiên cứu về kinh tế các nước xã hội chủ nghĩa trong lịch sử và
hiện nay cho thấy mô hình kinh tế kế hoạch hóa tập trung đã tồn tại ở các nước
xã hội chủ nghĩa trước dãy trong điều kiện cụ thể đã phát huy được vai trò tích
cực của nó và cũng đem lại những thành tựu quan trọng trong phát triển kinh tế
– xã hội. Tuy nhiên, việc kéo dài mô hình này là không phù hợp do cơ chế kinh
tế xơ cứng, hệ thống quản lý cồng kềnh, bao cấp tràn lan cả trong sản xuất và
đời sống v.v… và hệ quả dẫn đến là sự trì trệ và khủng hoảng trong phát triển
kinh tế.
Những hạn chế của mô hình này đã được Đảng ta chỉ rõ: “Cơ chế quản lý
tập trung quan liêu, bao cấp từ nhiều năm nay không tạo được động lực phát
triển, làm suy yếu kinh tế xã hội chủ nghĩa, hạn chế việc sử dụng và cải tạo
các thành phần kinh tế khác, kìm hãm sản xuất, làm giảm năng suất, chất lượng,
hiệu quả, gây rối loạn trong phân phối lưu thông, và đẻ ra nhiều hiện tượng
tiêu cực trong xã hội” và “cơ chế cũ gắn liền với tư duy kinh tế dựa trên
những quan niệm giản đơn về chủ nghĩa xã hội, mang nặng tính chất chủ quan duy
ý chí”. Thực tế ấy đã dẫn đến cải tổ, cải cách ở các nước xã hội chủ nghĩa vào
nửa cuối thập niên 1970, 1980. Những thành công hay thất bại trong cải tổ, cải
cách ở các nước xã hội chủ nghĩa thời gian qua đều để lại những bài học kinh
nghiệm về sự kết họp cải cách kinh tế và cải cách chính trị, về hình thức, bước
đi và mục tiêu trong cải tổ, cải cách…
Việc nghiên cứu lịch sử kinh tế của NICs Đông Á cho thấy, Việt Nam có
thể phát huy được lợi thế của một nước đi sau, thực hiện mô hình rút ngắn để
đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Việt Nam thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong bối cảnh toàn cầu
hóa và sự bùng nổ của cách mạng khoa học – công nghệ thời đại đã làm thay đổi
cả tư duy, nhận thức về công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Thực tế, những bài học
kinh nghiệm của các nước đi trước đều có ý nghĩa lý luận thực tiễn sâu sắc.
Điển hình như về vấn đề công nghiệp hóa, bài học kinh nghiệm được rút ra là cần
phải xác định được mô hình công nghiệp hóa phù hợp để kết hợp tối ưu nguồn lực
bên trong, bên ngoài, gán công nghiệp hỏa với hiện đại hóa.