Ảnh hưởng cuộc cách mạng khoa học – kỹ thuật tới sự phát triển kinh tế


      Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, cuộc cách mạng khoa học – kỹ thuật làm cho sức sản xuất xã hội phát triển như vũ bão. Các nước tư bản đã đẩy mạnh nghiên cứu và ứng dụng nhanh chóng những thành tựu của khoa học – kỹ thuật vào sản xuất, phát triển các ngành công nghệ cao như: năng lượng nguyên tư và các nguồn năng lượng mới khác, công nghệ vật liệu mới công nghệ sinh học… Điều đó đã làm đổi mới tài sản cố định, đem lại năng lao động cao hơn nhiều so với giai đoạn trước đãy và tác động rất lớn tới toàn bộ nền kinh tế xã hội của các nước trên thế giới.

Ảnh hưởng cuộc cách mạng khoa học – kỹ thuật tới sự phát triển kinh tế

    Cách mạng khoa học – kỹ thuật làm thay đổi cơ cấu các ngành kinh tế. Công nghiệp có thể sản xuất ra những sản phẩm thay thế nguyên liệu mà trước đây vẫn do nông nghiệp cung cấp như cao su, sợi tổng hợp. Nhiều ngành trước kia thuộc nông nghiệp nay chuyển sang sản xuất theo phương pháp công nghiệp. Các ngành dịch vụ cũng áp dụng nhiều công nghệ mới và trở thành thị trường tiêu thụ máy móc của công nghiệp. Bản thân ngành công nghiệp cũng có sự thay đổi cơ cấu. Các ngành truyền thống như khai thác khoáng sản, luyện kim, dệt, thực phẩm… có tốc độ tăng trưởng chậm hơn các ngành công nghiệp hóa chất, năng lượng, công nghiệp chế tao các sản phẩm lâu bền.
      Cách mạng khoa học – kỹ thuật thúc đẩy quá trình phân công chuyên môn hóa và hợp tác quốc tế. Từng nước chuyên môn hóa vào một số ngành có lợi thế cạnh tranh. Những phát minh mới có thể mua bán giữa các nước. Trong vòng 20 năm (1950-1970), giá trị những phát minh sáng chế chiếm từ 8% tăng lên 26% trong doanh số nhập khẩu của Mỹ.
      Cách  mạng khoa học – kỹ thuật làm thay đổi hình thức và phương pháp tổ chức quản lý kinh tế. Sự phát triển của lực lượng sản xuất thúc đẩy quá trình tích tụ và tập trung tư  bản, hình thành các công ty siêu quốc gia. Việc quản lý các công ty khổng lồ đó đòi hỏi phải áp dụng công nghệ mới – các máy tính điện tử ngày càng được sử dụng rộng rãi trong việc xử lý, phân tích các thông tin trong sản xuất và kinh doanh, số lượng máy tính ở Mỹ năm 1955 có khoảng 1.000 chiếc, năm 1969 lên tới 60.000 chiếc. Máy tính được cải tiến không ngừng đã gia tăng tốc độ xử lý thông tin