Thực tế, thị trường tự do là thị trường hoàn hảo do luôn tiếp nhận
thông tin hoàn hảo, cung – cầu luôn cân bằng. .. nó cũng đồng nghĩa với hiệu
quả; còn con người kinh tế cá thể biệt lập – đó là những con người cá nhân tự
do luôn hướng tới tối ưu hóa lợi ích. Ai cũng theo đuổi lợi ích cá nhân nên đã
tạo ra sự cạnh tranh lẫn nhau, thúc đẩy xã hội phát triển phù hợp với lợi ích
cộng đồng. Chủ thuyết này đã góp phần tạo nên sự hưng thịnh của nền kinh tế Mỹ
trước 1929. Tuy nhiên, người ta không lường trước được “giông bão” đã cuộn trào
bên trong sự cường thịnh của nền kinh tế Mỹ bởi sự thái quá của tự do cá nhân,
bởi quá đề cao năng lực tự điều tiết của thị trường. Từ hậu quả đầu tư đã dẫn
đến sự méo mó của thị trường và dẫn đến sự đổ vỡ của hệ thống tài chính, ngân
hàng và thị trường chứng khoán. Sự đổ vỡ này đã kéo theo những ảnh hưởng tiêu
cực đến mọi lĩnh vực của nền kinh tế, không chỉ ở Mỹ mà còn lan rộng ra hầu
khắp các nước tư bản khác.
Thực tế cũng cho thấy, khủng hoảng kinh tế nổ ra cũng là thời điểm
đánh dấu sự kết thúc của một giai đoạn tăng trưởng kinh tế nhanh, kéo dài bằng
nhiều thuận lợi có trước nhưng cũng đã tích tụ đủ những vấn đề mâu thuẫn nội
tại phát sinh để bước sang giai đoạn phát triển mới gắn với những điều chỉnh về
kinh tế.
Trước những hậu quả nặng nề của,khủng hoảng kinh tế thế giới, một
số nhà kinh tế đã đưa ra các lý thuyết nhằm cứu vãn tình hình. Trong số đó đáng
chú ý nhất là tác phẩm “Lý thuyết tổng quát về việc làm, lãi suất và tiền tệ”
của J.M. Keynes được xuất bản năm 1936.
Từ sau Đại khủng hoảng kinh tế 1929-1933, ở các nước Đức, Ý,
Nhật Bản, chủ nghĩa phát xít đã xuất hiện, chính phủ các nước này chủ trương
dùng chiến tranh nhằm chia lại thị trường thế giới, tranh giành thị trường ở
bên ngoài để giải quyết tình trạng trì trệ kinh tế trong nước. Chiến tranh thế
giới thứ hai nổ ra là biểu, hiện tập trung những mâu thuẫn sâu sắc giữa các
nước đế quốc.
Đọc thêm tại: