Ảnh hưởng của sự tăng cường xâm nhập kinh tế các nước đang phát triển


     Sự tăng trưởng kinh tế khá nhanh cùng những chuyển biến trong kinh tế ở các nước tư bản trong giai đoạn này là do tác động của yếu tố:
- Tăng cường xâm nhập và thao túng kình tế các nước đang phát triển
     Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, hàng loạt các nước trước đây là thuộc địa của các nước tư bản đã giành được độc lập. Đa số các nước này đều có nền kinh tế nghèo nàn lạc hậu, nhưng lại giàu tài nguyên khoáng sản và nguồn lao động rẻ. Vì vậy, các nước tư bản phát triển đã thông qua các công cụ như chính sách viện trợ, đầu tư.., để duy trì và đẩy mạnh quan hệ kinh tế với các nước đang phát triển.

Ảnh hưởng của sự tăng cường xâm nhập kinh tế các nước đang phát triển

     Thực chất viện trợ đã bắc nhịp cầu cho các công ty xuyên quốc gia xâm nhập vào nền kinh tế các nước đang phát triển để độc chiếm các nguồn nguyên liệu quan trọng và thao túng các mạch máu kinh tế chủ yếu ở các nước đang phát triển. Nhờ đó, các nước tư bản mua được nguồn nguyên liệu với giá rẻ. Giá dầu thô trong những năm 1950-1970 giữ ở mức 1-3 USD/thùng. Giá các loại khoáng sản và nông phẩm khác cũng ít biến động. Thậm chí giá các sản phẩm sơ chế xuất khẩu của các nước đang phát triển trong vòng 20 năm (1952-1971) giảm trung binh 2,6%, trong khi đó giá hàng công nghiệp trên thế giới tăng 30,5%. Hàng năm các nước tư bàn xuất khẩu từ 20-26% tổng số thiết bị, riêng Nhật Bản xuất tới 1/3 tổng số hàng xuất khẩu của mình sang các nước đang phát triển. Trong mối quan hệ bất bình đẳng đó, nguồn lợi lớn hơn chảy về phía các nước tư bản, góp phần tăng đầu tư và phát triển kinh tế của họ.


Đọc thêm tại: