Sau chiến tranh, các
nước tư bản chủ nghĩa bước vào thời kỳ khôi phục kinh tế trong điều kiện hết
sức khó khăn. Giao thông vận tải bị tê liệt do đường sá, phương tiện vận
tải bị phá huỷ. Khối lượng hàng hóa vận tải biển của Nhật Bản giảm chỉ còn 50%,
của châu Âu còn 40%. Nguồn năng lượng thiếu làm sản xuất thêm tê liệt. Đến quý
I năm 1946, sản xuất than của châu Âu chỉ bằng 70% mức trước chiến tranh.
Năm 1946, sản lượng than của Anh đạt 193,1 triệu tấn so với 244,2
triệu tấn năm 1937; sản lượng than của Nhật Bản đạt 20,4 triệu tấn, chưa bằng
một nửa so với năm 1937 (45,3 triệu tấn). Sản xuất nông nghiệp giảm sút vì
thiếu phân bón, súc vật kéo giảm, thiết bị hư hỏng… Sản lượng lương thực của
châu Âu trong mùa thu hoạch từ tháng 6-1945 đến tháng 6-1946 chỉ bằng 60% mức
trước chiến tranh dẫn đến tình trạng hàng vạn người dân chờ chết đói. Các nước
này còn phải đối mặt với tình trạng lạm phát phi mã, tình trạng khan hiếm hàng
hóa…
Do không bị thiệt hại mà còn làm giàu trong chiến tranh, Mỹ có ưu
thế hơn hẳn các nước Tây Âu, họ thực hiện các biện pháp xâm nhập vào nền kinh
tế của các nước đồng minh, đồng thời thi hành “cuộc chiến tranh lạnh” ngăn cản
các nước tư bản buôn bán với các nước xã hội chủ nghĩa, bao vây kinh tế Liên
Xô.
Đối với Tây Âu, thông qua Kế hoạch Marshall, Mỹ đã viện trợ 12,5
tỷ USD (tính đến tháng 12-1951), trong đó 16% là tư liệu sản xuất, còn lại là
hàng tiêu dùng. Các nước nhận viện trợ (chủ yếu là Anh, Pháp, CHLB Đức) phải
mua hàng hóa của Mỹ, thực hiện chính sách mở cửa cho hàng hóa của Mỹ, hoặc đảm
bảo cho Mỹ có được nguồn nguyên liệu từ thuộc địa của các nước này. Trong những
năm 1946-1951, Mỹ đã thu được 30 tỷ USD trong cán cân mậu dịch, phần lớn là
thặng dư với các nước Tây Âu. Đối với Nhật Bản, nơi Mỹ đang chiếm đóng, Mỹ đã
viện trợ và cho vay khoảng 2,3 tỳ USD, đồng thời có nhiều chính sách cải cách
có ảnh hưởng rất lớn đến kinh tế – xã hội Nhật Bản trong những năm khôi phục
sau chiến tranh.
Đến cuối năm 1950, hầu hết các nước tư bản (trừ Nhật Bản) đã khôi
phục kinh tế đạt bằng và vượt mức trước chiến tranh. So với năm 1938, GDP của
Mỹ năm 1950 bằng 179%, của Anh bằng 114%, của Pháp là 121%, và của Italia là
104%.
Từ khóa tìm kiếm nhiều: khái niệm về kinh tế thị trường,
cach
mang cong nghiep