Thay đổi kinh tế dẫn đến sự thay đổi vị trí của các nước tử bản


Sự thống trị của các tỏ chức độc quyền
     Kỹ thuật và công nghệ mới đẩy nhanh quá trình tích tụ và tập trung tư bản, đồng thời với tập trung sản xuất đã dẫn đến sự ra đời của các tổ chức độc quyền. Các công ty cổ phần là hình thức tập trung vốn ra đời từ thế kỷ XIX trở thành một hình thức trung gian giữa những hãng riêng lẻ với chủ nghĩa tư bản độc quyền của thế kỷ XX. Công ty cổ phần ra đời đã giải thoát sự hạn chế của các tư bản cá biệt và tạo ra khả năng mở rộng và phát triển sản xuất. Nó thực sự có vai trò tích cực tạo cơ sở cho sự phát triển và thống trị của các tổ chức độc quyền trong nền kinh tế các nước tư bản thời kỳ này.

Thay đổi kinh tế dẫn đến sự thay đổi vị trí của các nước tử bản

     Đầu thế kỷ XX, các công ty cổ phần phát triển và trở thành các tổ chức độc quyền. Hình thức độc quyền cỏ các loại như: cácten (về giá cả), xanhđica (về tiêu thụ), to  (cả sản xuất và tiêu thụ), côngxoocxiom (sản xuất, tiêu thụ và tài chính). Lúc đầu các tổ chức độc quyền chỉ xuất hiện trong một số ngành nhất định, nhưng về sau, theo mối liên hệ dây chuyền, nó đã được mở rộng ra các ngành khác. Song song với quá trình tích tụ và tập trung trong sản xuất công nghiệp thì trong lĩnh vực ngân hàng cũng diễn ra tình trạng các ngân hàng lớn thôn tính các ngân hàng nhỏ, hợp nhất thành ngân hàng lớn. Sự xâm nhập lẫn nhau giữa các tổ chức độc quyền công nghiệp và ngân hàng hình thành nên tư bản tài chính. Thực tế, tư bản tài chính khống chế toàn bộ nền kinh tế chính trị trong một nước. Quá trình bày đã diễn ra trong những năm cuối của thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, ở Mỹ, Anh, Pháp, các tổ chức độc quyền chiếm khoảng 1% tổng số xí nghiệp nhưng chiếm tới 3/4 số máy hơi nước và điện lực, sử dụng tới gần 50% tổng số công nhân và sản xuất ra gần 50% tổng giá trị sản phẩm.
Phát triển không đều và thay đổi vị tri giữa các nước tư bản
     Việc áp dụng những tiến bộ kỹ thuật mới cùng sự xuất hiện các hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh mới đã thúc đẩy sản xuất công nghiệp ở các nước tư bản phát triển nhanh nhưng không đều giữa các nước. Trong thời kỳ này, sản xuất công nghiệp tăng 13 lần ở Mỹ, 7 lần ở Đức, 4 lần ở Pháp và 2 lần ở Anh. Thực tế đó đã dẫn đến sự thay đổi vị trí kinh tế của các cường quốc tư bản. Đến trước Chiến tranh thế giới thứ nhất, Mỹ đã vươn lên trở thành cường quốc công nghiệp đứng đầu thế giới, đứng thứ hai là Đức, thứ ba là Anh và thứ tư là Pháp.
     Các tập đoàn tư bản độc quyền ở các nước không chỉ thống trị các hoạt động kinh tế trong nước mà còn giành giật các thị trường nước ngoài. Thực tế, việc mở rộng khai thác và bóc lột thuộc địa một mặt mang lại lợi nhuận cho những tập đoàn tư bản độc quyền nhưng mặt khác đã góp phần quan trọng vào sự tăng trưởng kinh tế các nước tư bản trong thời kỳ độc quyền hỏa. Đến năm 1914, sáu nước là Anh, Nga, Pháp, Đức, Mỹ, Nhật Bản đã chiếm được 65,4 triệu km2đất đai của các thuộc địa (bàng gần 4 lần diện tích các nước đó) và nô dịch hơn 423 triệu người. Các nước tư bản phát triển sớm như Anh, Pháp đã chiếm giữ phần lớn các vùng thuộc địa, trong khi những nước tư bản trẻ như Mỹ, Đức công nghiệp phát triển mạnh nhưng có ít thuộc địa để khai thác nguyền liệu, tiêu thụ hàng hóa và đầu tư. Chính mâu thuẫn giữa các nước tư bản đã dẫn đến cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất nhằm phân chia lại thị trường thế giới.
Từ khóa tìm kiếm nhiều: các thành phần kinh tế, cách mạng công nghiệp anh