Cuộc cách mạng giá cả ở châu Âu


- Cách mạng giá cả ở châu Âu
    Từ những lục địa mới, vàng và bạc bị cướp đoạt đưa về châu Âu tăng nhanh, khối lượng vàng từ 590.000 kg đã tăng lên 1.192.000 kg, bạc từ 7 triệu kg tăng lên 21,4 triệu kg. Phương tiện thanh toán bàng kim loại quý tăng lên, trong khi đó số lượng hàng hóa sản xuất ra không tăng tương ửng. Vì vậy mà giá cả táng vọt, trung bình 3 lần. 

Cuộc cách mạng giá cả ở châu Âu

    Thực trạng đó đã tác động rất lớn đến tình hình kinh tế – xã hội ở châu Âu. Thương nhân, chủ các công trường thủ công có dịp làm giàu và tích lũy vốn. Một bộ phận lớn nông dân và thợ thủ công bị bần cùng hóa, Một bộ phận quý tộc cũng rơi vào tình trạng phá sản mà nguyên nhân là do nguồn thu của họ chỉ dựa vào địa tô thu bàng tiền mà sổ tiền thu được lại không đủ đáp ứng nhu cầu chi tiêu ngày hàng xa xỉ nên họ phải vay nợ của thương nhân, của những người giàu có, vì vay nợ nhiều, không có khả năng trả nợ cuối cùng bị phá sản và phải đi làm thuê để sinh sống. Người làm thuê trong các xưởng thợ cũng gặp nhiều khó khăn. Cuộc cách mạng giá cả ở châu Âu đã tác động mạnh đến sự phân hóa xã hội, làm tan rã cơ sở kinh tế của chế độ phong kiến, thúc đẩy sự hình thành quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa.
- Chế độ thuộc địa hình thành
    Những vùng đất mới khai phá đã trở thành những vùng thuộc địa của các nước đế quốc. Đó là những nơi để các nước đế quốc khai thác tài nguyên, cưỡng bức cung cấp lao động và phải trao đồi hàng hóa không bình đẳng. Đế quốc thuộc địa đầu tiên của thế giới là Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha. Tiếp theo là các đế quốc thuộc địa Anh, Pháp, Hà Lan.
    Trong lịch sử, chế độ thuộc địa mới chỉ bất đầu vào thế kỷ thứ XVI- XVII nhưng các thủ đoạn bóc lột thuộc địa dần dần được áp dụng phổ biến như buôn bán không ngang giá, khai thác vơ vét tài nguyên mang về chính quốc. Bóc lột các nước thuộc địa đã trờ thánh một trong những biện pháp tích lũy nguyên thủy điển hỉnh của chủ nghĩa tư bản.
Tích lũy nguyên thủy tư bản
    Bản anh hùng ca của các phát kiến địa lý vĩ đại đã mở ra thời đại tích lũy nguyên thủy tư bản. Đó là quá trình dùng bạo lực để tách người lao động ra khỏi lư liệu sản xuất của họ, trở thành người làm thuê, đồng thời tích lũy tiền của vào trong tay các nhà tư bản.
    Quá trình tích lũy nguyên thủy tư bản ở mỗi nước điền ra ở các thời điểm khác nhau vá có những nét riêng biệt. Ở nước Anh, quá trinh này diễn ra sớm, tàn khốc với nhiều biện pháp điển hỉnh như: tước đoạt ruộng đất của nông dân bằng bạo lực, buôn bán nô lệ và cướp biển, xâm chiếm thuộc địa, phát hành công trái, độc quyền ngoại thương… Bàng các biện pháp đó, đến cuối thế kỷ XVI, các nhả tư bàn Anh đà tích lũy được những khoản vốn lớn.


Đọc thêm tại: