Lịch sử kinh tế nghiên cứu về lực lượng sản xuất


    Lịch sử kinh tế nghiên cứu lực lượng sản xuất không phải chỉ để hiểu rõ bản thân sự phát triển của lực lượng sản xuất mà còn phải làm rõ ý nghĩa kinh tế – xã hội của nó, đồng thời chỉ ra sự tác động qua lại với quan hệ sàn xuất. Lý luận đã khẳng định rằng lực lượng sản xuất phát triển nhanh hay chậm về số lượng, về chất lượng cũng như hiệu quả là phụ thuộc rất nhiều vào quan hệ sản xuất có phù hợp với nó hay không. 

Lịch sử kinh tế nghiên cứu về lực lượng sản xuất

   Nếu giữa chúng có mối quan hệ phù hợp, lực lượng sản xuất sẽ có những điều kiện thuận lợi để phát triển. Ngược lại, nếu quan hệ sản xuất không phù hợp với lực lượng sản xuất, không chỉ khi quan hệ sản xuất cũ lỗi thời mà ngay cả khi quan hệ sản xuất tiên tiến hơn so với lực lượng sản xuất, thì nó sẽ cản trở và kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất. Nêu quan hệ sản xuất được đổi mới, hoàn thiện cho phù hợp với lực lượng sản xuất thì khi đó quá trình biến đổi, tích lũy về lượng của lực lượng sản xuất sẽ nhanh hơn để tạo ra bước phát triển mới về chất của lực lượng sản xuất. Đồng thời, quá trình phát triển của lực lượng sản xuất cũng tuân theo những quy luật vận động nội tại, khách quan của nó. Con người chỉ cổ thể tác động tự giác hoặc tự phát để thúc đẩy hay kìm hãm sự phát triển của nó tùy theo khả năng nhận thức và cơ sở khoa học của hành động.
    Trong nghiên cứu, lịch sử kinh tế còn nghiên cứu một số yếu tố thuộc kiến trúc thượng tầng như đường lối chính sách, luật pháp của nhà nước… là những vấn đề thuộc về thể chế kinh tế vả có ảnh hưởng đến sự phát triển của nền kinh tế.
    Thời gian gần đây, sự ra đời của những lý thuyết kinh tế mới đã tạo cơ sở cho việc nghiên cứu lịch sử kinh tế với những cách tiếp cận mới và những phương pháp mới. Đối tượng nghiên cứu của lịch sử kinh tế vẫnsẽ bao hàm tất cả các nội dung trên. Hiện nay, việc nghiên cứu về sự tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế thường dựa trên cách tiếp cận nghiên cứu tập trung vào luận giải các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của nền kinh tế, trong đó có vấn đề thể chế kinh tế. Thực tế, sự phát triển của một nền kinh tế chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố bao gồm các nhân tố kinh tế, kỹ thuật – công nghệ, chính trị, xã hội.
Từ khóa tìm kiếm nhiều: lực lượng sản xuất, cach mang cong nghiep o chau au