Mấy nét giới thiệu về lịch sử kinh tế thế giới


Từ chuyển biến của nền kinh tế thế giới trong mấy thập kỷ qua cho thấy, toàn cầu hóa kinh tế là một xu hướng bao trùm của sự phát triển thế giới ngày nay, trong đó các hoạt động kinh tế và sản xuất kinh doanh của mỗi nước, dưới tác động của những biến đổi mới về công nghệ – kỹ thuật và dòng vốn lưu chuyển xuyên quốc gia đã phát triển vượt ra biên giới quốc gia dân tộc liên kết dựa trên chỉnh thể thị trường toàn cầu và đồng thời với quá trình đó là sự gia tăng mạnh mẽ của làn sóng hình thành và hoàn thiện các định chế, tổ chức quốc tế tương thích nhằm quản lý và điều hành các hoạt động kinh tế đã ngày càng lệ thuộc chặt chỗ vào nhau giữa các nước và các khu vực.

Mấy nét giới thiệu về lịch sử kinh tế thế giới

Do vậy, toàn cầu hóa kinh tế là khuôn khổ để phân bổ lại nguồn lực phát triển trên thế giới. Nó đặt ra yêu cầu cho các quốc gia phải tham gia vào quá trình tự đo hóa nhằm dỡ bỏ các rào cản về thương mại, đầu tư, tài chính, công nghệ, lao động và thể chế cho các tiến trình phát triển toàn cầu. Điều đó cho thấy, hội nhập kinh tế quốc tế sẽ là quá trình gan nền kinh tế và thị trường từng nước với thị trường khu vực và thế giới thông qua việc thực hiện mở cửa và thúc đẩy tự do hóa nền kinh tế mỗi nước. Như vậy, trong phát triển kinh tể thị trường, mở cửa hội nhập kinh tế quốc tế là điều tất yếu đặt ra với nước ta. Chủ trương đa dạng hóa, đa phương hóa các hoạt động kinh tể đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta là sự mở rộng có ý thức, có lựa chọn hình thức và đổi tác hợp tác nhàm thúc đẩy thu hút đầu tư quốc tế và thương mại quốc tế để kinh tế đối ngoại thực sự trở thành động lực quan trọng cho sự tăng trưởng kinh tế.
Lịch sử kinh tế với nội dung nghiên cứu phong phú sẽ giúp người học nhận thức rõ hơn cơ sở khoa học và thực tiễn trong đường lối và các chính sách kinh tế của Đảng và Nhà nước ta, góp phần vào việc hình thành tư duy khoa học để giải quyết những vấn đề thực tiễn trong chuyên môn nghiệp vụ.
Khoa học lịch sử kinh tế ngày càng có ý nghĩa quan trọng trong nhận thức lý luận cũng như công tác thực tiễn. Điều đó đúng như Đảng ta đã chỉ rõ: “Chỉ có tăng cường tảng kết thực tiễn, phát triển lý luận thì công cuộc đổi mới mới trở thành hoạt động tự giác, chủ động và sáng tạo, bớt được những sai lầm và những bước đi quanh co, phức tạp”. Việc nghiên cứu lịch sử kinh tế sẽ làm giàu thêm kiến thức, làm sâu sắc thêm lý luận và sẽ làm sáng tỏ thêm thực tiễn phát triển kinh tế ở nước ta hiện nay.


Đọc thêm tại: