Phân công lao động và sự ra đời thành thị phong kiến
Thời kỳ sau khi đế quốc La Mã sụp đổ, sản xuất nông nghiệp trong các
lãnh địa phong kiến châu Âu tuy chưa có sự thay đổi lớn về kỹ thuật canh tác.
Tuy nhiên, trong hoàn cảnh mới người nông dân không còn như thời kỳ nô lệ đã
nhiệt tĩnh hơn với sản xuất.
Họ đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm canh tác, áp dụng nhiều biện pháp
thâm canh, mở rộng diện tích trồng cây công nghiệp, làm vườn, trồng nho. Năng
suất lao động nông nghiệp tăng lên. Sản xuất nông nghiệp có những bước phát
triển mới. Tầng lớp phong kiến nhờ thu tô đã giàu lên, đời sổng của nông dân
cũng khá hơn. Từ đó, các nhu cầu tiêu dùng các sản phẩm thủ công nghiệp cũng
ngày càng gia tăng. Một số nông dân có thể tách một phần thời gian hay bỏ nông
thôn ra thị trấn làm nghề thủ công. Họ sản xuất ra sản phẩm nhằm đáp ứng các
nhu cầu của tiêu dùng của các lãnh chúa và toàn xã hội, qua đó cũng gia tăng
thu nhập cho bản thân.
Trong nghề thủ công, kỹ thuật đúc và ché biến kim loại, dệt vải, thuộc
da, sản xuất gỗ v.v… có nhiều tiến bộ. Các sản phẩm thủ công cũng ngày càng đa
dạng hơn. Do địa tô thu về được nhiều, tầng lớp phong kiến tha hồ tiêu xài,
thừa để trao đổi lấy hàng thủ công cần thiết. Các quý tộc trước kia may âu phục
bằng vải lanh hay da cừu, nay (thé kỷ X) họ cần áo choàng bằng len. Muốn sản
xuất loại hàng đặc biệt này, phải có người thợ chuyên môn, có địa điểm ổn định,
rộng rãi và có thiết bị. Các lãnh chúa cần có nhà thờ bề thế để cúng lễ; có tu
viện để đào tạo thầy tu; có lâu đài tráng lệ bằng đá cao, chắc chắn để tự vệ…
Nhu cầu mới nảy sinh, lại xuất hiện nhiều loại thợ thủ công, nhiều xưởng sản
xuất biệt lập.
Đến thế kỷ XI, sản xuất trong nông nghiệp và thủ công nghiệp trong phạm
vi các lãnh địa đã tạo ra một khối lượng sản phẩm lớn. Nhiều nghề thù công
nghiệp được chuyên môn hóa, tách khỏi nông nghiệp. Thủ công nghiệp không còn là
cái đuôi của nông nghiệp như trước nữa. Giữa hai khu vực đó hình thành mối quan
hệ trao đổi, thúc đẩy nhau phát triển, thúc đấy sự ra đời của những thành thị
phong kiến. Đó là những trung tâm sản xuất thủ công nghiệp và trao đổi hàng hóa.
Ở châu Âu thời trung cổ đã xuất hiện những thành thị phong kiến tự do.
Những thành thị này thoát khỏi sự khống chế của thế lực phong kiến, trong đó
thủ công nghiệp là ngành kinh tế chính, đồng thời các ngành thương nghiệp, cho
vay lấy lãi cũng phát triển… Mỗi nghề đều tổ chức thành các phường hội
riêng.
Từ khóa tìm kiếm nhiều: kinh tế thị trường là gì, cách
mạng công nghiệp,