Các nước tư bản điều chỉnh sự can thiệp của chính phủ và nền kinh tế


     Sau Chiến tranh thể giới thứ hai, dựa trên lý thuyết của J.M. Keynes, điều chỉnh kinh tế được coi là hoạt động thường xuyên của chính phủ các nước tư bản phát triển. Tuy nhiên, trước những khó khăn, mâu thuẫn mới xuất hiện và dựa trên những lý thuyết kinh tế mới, từ đầu thập niên 1980 các nước tư bản thực sự bước vào giai đoạn tổng điều chỉnh toàn bộ nền kinh tế với các nội dung chủ yếu sau:
Điều chỉnh sự can thiệp của chỉnh phủ theo hưởng làm tăng hiệu quả của cơ chế thị trường

Các nước tư bản điều chỉnh sự can thiệp của chính phủ và nền kinh tế

      Thực tế, việc nhà nước gia tăng chi tiêu ngân sách và gia tăng lượng cung tiền đề kích thích đầu tư trong giai đoạn trước mặc dù đã mang lại những tác động tích cực đến sự tăng trưởng của nền kinh tế nhưng đồng thời nó cũng gây ra những hậu quả nghiêm trọng. Đó là tình trạng thâm hụt ngân sách và lạm phát gia tăng. Vì vậy, các nước đã giảm tỷ trọng chi tiêu của nhà nước để giảm thâm hụt ngân sách, hạn chế mức cung tiền để ngăn chặn lạm phát. Lý thuyết trọng tiền là cơ sở lý luận cho điều chỉnh kinh tế đó.
     Ở  Mỹ, chính phủ đã thực hiện việc giảm chi tiêu ngân sách, ví dụ như: cắt giảm chi phí quốc phòng từ mức thường xuyên chiếm 35-38% ngân sách trước năm 1984 xuống mức 30%. Các cơ quan tài chính Mỹ áp dụng các biện pháp mới về điều tiết các nguồn thanh toán tự do góp phần làm cho tốc độ tăng cung ứng tiền tệ giảm xuống, nhờ đó chỉ số giá cả đã giảm từ 12,4% năm 1980 xuống 8,9% năm 1981 và 3,9% năm 1982.
     Ở nước Anh, chính phủ đã tiến hành tư nhân hóa các doanh nghiệp nhà nước trong các lĩnh vực khai thác than, sắt thép, cung cấp ga, điện, nước, đường sắt, vận tải, hàng không và viễn thông. Bên cạnh đó, Anh cũng thực hiện tư nhân hóa nhà ở công cộng. Đồng thời hạn chế chi tiêu và cải cách chế độ tài chính đối với các chính quyền địa phương. Chính sách tiền tệ được tập trung vào mục tiêu kiểm soát lạm phát. Ngân hàng Trung ương đã nâng cao mức thanh toán và tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc để hạn chế việc tăng khối lượng tiền tệ. Nhờ đó mà thâm hụt ngân sách đã giảm từ 4% GDP năm 1980 xuống 1,5% năm 1983, chỉ số giá cả giảm từ 11,2% năm 1981 xuống 4,6% năm 1983.
     Về thực chất, những nội dung điều chỉnh này là sửa đổi cách thức can thiệp của nhà nước vào sự vận động của hệ thống tài chính – tiền tệ. Sau một loạt các biện pháp ổn định tài chính – tiền tệ thì xu hướng nới lỏng điều tiết của nhà nước, không can thiệp quá sâu vào hoạt động của nền kinh tế đã trở thành xu hướng chủ đạo. Việc khắc phục lạm phát cao và giảm chi tiêu nhà nước sẽ chủ yếu dựa vào các giải pháp kinh tế có tính phòng ngừa và mềm dẻo nhằm duy trì mức lạm phát phù hợp với nhịp độ tăng trưởng kinh tế. Chính phủ sử dụng lãi suất tín dụng như một hệ thống van điều chỉnh cho phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế.