Thực tế cho thấy, khi nghiên cứu lịch sử kinh tế nếu các hiện tượng kinh
tế không rõ ràng, đầy đủ thì những kết luận khoa học rút ra từ các sự kiện kinh
tế cụ thể sẽ không chắc chán và kém thuyết phục vỉ lịch sử kinh tế luôn diễn ra
với tính muôn màu, muôn vẻ của nó. Do vậy, nếu chỉ sử dụng phương pháp lịch sử
đơn thuần sẽ không giúp người nghiên cứu nắm được chân lý khách quan.
Ph. Ăngghen đã nói rằng: “Mới thoạt nhìn thì hình thức đó (phương pháp
lịch sử) có cái ưu điếm là rõ ràng hơn, vì ở đây người ta theo dõi tiến trình
phát triển hiện thực, nhưng thực ra hình thức đó nhiều lắm cũng chỉ là hình
thức phổ cập hơn mà thôi. Lịch sử thường phát triển qua những bước nhảy vọt và
những bước khúc khuỷu quanh co, và nếu nhất định bất cứ ở chỗ nào cũng phải đi
theo nó, thì không những sẽ phải nêu lên nhiều tài liệu không quan trọng mà
thường còn phải ngắt đoạn tiến trình từ tưởng nữa”1. Đồng thời, khi
nói về phương pháp lôgic trong mối quan hệ vớiphương pháp lịch sử, Ph. Ăngghen
cũng chỉ ra rằng: “Lịch sử bắt đầu từ đâu thì quá trình tư duy cũng phải bắt
đầu từ đó, và sự vận động tiếp tục của nó chẳng qua là sự phản ánh quá trình
lịch sử dưới một hình thức trừu tượng và nhất quán về lý luận; nó là sự phản
ánh đã được uốn nán, nhưng uốn nắn theo những quy luật mà bản thân quá trình
lịch sử hiện thực đã cung cấp”.
+
Phương pháp phân kỳ lịch sử
Trong nghiên cứu, lịch sử kinh tế phân chia quá trình phát triển kinh tế
thành các thời kỳ và giai đoạn khác nhau. Phương pháp này nhằm làm rõ đặc trưng
trong phát triển kinh tế của các nước trong từng thời kỳ và từng giai đoạn lịch
sử cụ thể.
+
Các phương pháp tiếp cận liên ngành
Trong nghiên cứu, lịch sử kinh tế còn sử dụng kết hợp các phương pháp
nghiên cứu khác như: các phương pháp thống kê, phương pháp toán kinh tế, phương
pháp đối chứng, so sánh, phương pháp xã hội học v.v… Thực tế, yêu cầu phát
triển của khoa học ngày nay gắn với quá trình chuyên môn hóa, chuyên ngành hóa
và gắn với quá trình mở rộng, liên kết, thâm nhập vào nhau, hòa quyện lẫn nhau
giữa các chuyên ngành khoa học. Phương pháp liên ngành nảy sinh trong bối cảnh
như thế và ngày càng trở thành xu thế quan trọng trong đời sống học thuật.
Đọc thêm tại: