Sự đẩy mạnh liên kết kinh tể giữa các nước tư bản


     Liên kết kinh tế trở thành một hiện tượng phổ biến, cần thiết cho sự phát triển của từng nước. Bởi vì, trong điều kiện cách mạng khoa học – kỹ thuật đang diễn ra nhanh như vũ bão, một nước không thể có đủ khả năng về vốn, kỹ thuật và chuyên gia để tự minh xây dựng các ngành nghề thoả mãn cho nhu cầu của sản xuất và tiêu dùng một cách có hiệu quả. Mặt khác, sau chiến tranh, Mỹ trở thành cường quốc kinh tế có vai     trò thống trị tuyệt đối trong hệ thống kinh tế tư bản chủ nghĩa. Chính sách của Mỹ nhằm tạo ra một trật tự kinh tế ổn định, tăng cường liên kết kinh tế để đối đầu với hệ thống xã hội chủ nghĩa mới hình thành.

Sự đẩy mạnh liên kết kinh tể giữa các nước tư bản

      Tiêu biểu cho sự liên kết đó là sự ra đời của EEC vào năm 1957. Sáu nước thành viên EEC đã ký hiệp ước chung về liên minh thuế quan, loại bỏ mọi hàng rào đối với sự vận động tự do của vốn, lao động và dịch vụ. EEC còn lập ra Ngân hàng đầu tư châu Âu và Quỹ xã hội châu Âu nhằm hỗ trợ và điều phối sự phát triển kinh tế của các nước trong cộng đồng. Sự liên kết kinh tế đã góp phần thúc đẩy sự chuyên môn hóa, phát huy thế mạnh của mỗi nước, đồng thời tăng cường hợp tác nghiên cứu ứng dụng các thành tựu khoa học – kỹ thuật vào sản xuất và thúc đẩy kinh tế phát triển.
     Liên kết kinh tế của thế giới tư bản còn thể hiện ở Hiệp định chung về thuế quan và thương mại (GATT) được ký kết giữa các nước tư bản vào năm 1947. Hoạt động của GATT hướng đến giảm hàng rào thuế quan và phi thuế quan nhằm thúc đẩy hoạt động thương mại giữa các nước. Ví dụ, vòng đàm phán Kenedy (1964-1967) đã giảm 50% thuế quan đối với các mặt hàng công nghiệp cho các nước thành viên của GATT. Điều đó đã tác động rất lớn đến việc mở rộng thị trường và tăng trưởng kinh tế các nước tư bản chủ nghĩa.
     Sự liên kết kinh tế giữa các nước tư bản còn thể hiện ở hiệp định về chế độ tỷ giá hối đoái cố định và sự ra đời của hai thiết chế tài chính thế giới. Tháng 7-1944, trong khi Chiến tranh thế giới thứ hai chưa kết thúc, các địa biểu từ 44 nước thành viên thuộc khối Đồng minh tham dự một hội nghị ở Bretton Woods (New Hamshire, Mỹ) đã ký một hiệp định thống nhất mức tỳ giá cố định cho các đồng tiền chính với đồng USD, cho phép ngân hàng trung ương các nước được can thiệp vào thị trường tiền tệ để duy trì tỷ giá với đồng USD – Hệ thống tiền tệ quốc tế Bretton Woods. Theo Hiệp định này tỷ giá hối đoái được giữ cố định ở mức 3,8 DM/ƯSD; 2,8 USD/Bảng
     Anh còn mức giá hoán đổi giữa vàng và USD là 35 USD/1 ounce vàng. Đồng thời, hai thiết chế tài chính lớn là IMF và Ngân hàng tái thiết và phát triển quốc tế (IBRD) cũng được thành lập để thực thi các chính sách điều tiết thanh toán và chính sách tài chính quốc tế. Các hiệp định được ký kết trong hội nghị chính thức có hiệu lực vào 27-12-1945. Sự ra đời của các hệ thống này đã tạo ra một thời kỳ ổn định của thị trường tài chính tiền tệ quốc tế, tạo điều kiện gia tăng xuất khẩu và đầu tư giữa các nước tư bản.