Mô hình công nghiệp hóa của Việt Nam cần phải nắm vững các quan điểm:
công nghiệp hóa phải bám sát xu thế vận động của kinh tế thế giới, vừa tạo điều
kiện khai thác lợi thế của mình, vừa tận dụng những cơ hội do thời đại tạo ra;
công nghiệp hóa phải hướng đến sự phát triền kinh tế bền vững.
Từ kinh nghiệm của NICs Đông Á cho thấy, cơ cấu kinh tế trong nền
kinh tế thị trường không thế là một cơ cấu cố định được vạch ra theo nhận thức
duy ý chí như dưới thời kế hoạch hóa tập trung “lấy công nghiệp nặng làm then
chốt” để từ đó tự “chốt” mình vào một công thức cứng nhắc không có khả năng
phát triển, coi nhẹ hoặc bỏ lỡ những thời cơ, những khả năng và cơ hội phát
triển của các ngành công nghiệp khác. Như vậy, cơ cấu mới trong công nghiệp
hóa, hiện đại hóa ở nước ta phải là một cơ cấu động dựa trên nguyên tắc tận
dụng có hiệu quả nhất các lợi thế so sánh của đất nước. Lợi thế so sánh thay đổi
thì cơ cấu kinh tế cũng thay đồi, chi có như vậy mới phù hợp với sự vận động
của kinh tế thị trường, mới đón được các cơ hội tốt của thị trường.
Thứ ba, nghiên cứu lịch sử kính tể góp phần bồi dưỡng quan điểm lịch sử,
quan điểm thực tiễn và nâng cao lập trường tư tưởng cho sinh viên
Nghiên cứu lịch sử phát triển kinh tế sẽ giúp cho việc nhận thức các vấn
đề kinh tế một cách cơ bản và khách quan nhất. V.I. Lênin đã nói: “Muốn đề cập
tới vấn đề một cách đúng đắn, nghiêm chỉnh, chắc chắn thì trước hết phải nhìn
toàn bộ lịch sử phát triển của nó”. Đồng thời, việc phân tích, làm rõ các điều
kiện lịch sử cụ thể của các sự kiện, các hiện tượng, các quá trình kinh tế
chính là cơ sở cho việc nghiên cứu và vận dụng phù hợp những kinh nghiệm từ
lịch sử phát triển kinh tế của các nước cũng như của Việt Nam. Như vậy, việc
học tập và nghiên cứu lịch sử kinh tế sẽ bồi dưỡng cho sinh viên quan điểm lịch
sử và quan điểm thực tiễn.