Sự phát triển của lịch sử sản xuất


    Trong nghiên cứu về sự phát triển của quan hệ sản xuất, lịch sử kinh tế bàn đến cả ba mặt của quan hệ sản xuất là quan hệ sở hữu, quan hệ tổ chức quản lý và quan hệ phân phối. Thực tế cho thấy, mỗi sự thay đổi về quan hệ sở hữu có thể dẫn đến sự thay đồi về quan hệ tổ chức, quản lý và quan hệ phân phối, đồng thời tác động đến sự biến đổi của lực lượng sản xuất và suy cho cùng là tác động đến sự phát triển của nền kinh tế.

Sự phát triển của lịch sử sản xuất

    Trong lịch sử phát triển của chủ nghĩa tư bản cho thấy, việc hình thành những công ty cổ phần trên cơ sở vốn góp của nhiều cồ đông đã giải thoát được sự hạn chế của tư bản cá biệt trước yêu cầu hình thành những doanh nghiệp có quy mô vốn lớn đủ sức đầu tư xây dựng những nhà máy, xí nghiệp, những ngành công nghiệp mới dựa trên những phát minh sáng chế kỹ thuật mới. Cũng bởi những công ty này có quy mô lớn nên cách thức tổ chức, quản lý phải thay đổi cho phù hợp. Những người điều hành các hoạt động trong công ty có thể không phải là chủ sở hữu mà là những người được thuê, vấn đề phân phối cũng trở nên phức tạp hơn, ngoài việc chi trả các loại chi phí sản xuất, tiền lương… phần lợi nhuận thu được phải chia cho các cổ đông… Và điểm quan trọng nhất là sự ra đời của các công ty này đã góp phần đưa những tiến bộ khoa học – kỹ thuật vào sản xuất, phát triển sức sản xuất xã hội, ngoài ra nó còn mang lại lợi thế về quy mô gắn liền với việc giảm giá thành sản xuất.
    Lịch sử kinh tế nghiên cứu sự phát triển của lực lượng sản xuất, vì lực lượng sản xuất nói lên trình độ phát triển kinh tế và là tiêu thức để phân biệt sự khác nhau giữa các thời đại. c. Mác đã từng chỉ ra rằng: “Cái cối xay quay bằng tay đưa lại xã hội có lãnh chúa, cái cối xay chạy bằng hơi nước đưa lại xã hội có nhà tư bản công nghiệp”. Để làm rõ trình độ phát triển của nền kinh tế có thể dựa vào nhiều tiêu thức khác nhau như: trình độ của người lao động, công cụ lao động, sự phát triển của các ngành kinh tế, sự phân công lao động xã hội v.v… Trong xu thế mở cửa hội nhập kinh tế quốc tế ngày nay, việc nghiên cứu về chuyển biến cơ cấu kinh tế có vai trò hết sức quan trọng. Các vấn đề về lợi thế so sánh, lợi thế cạnh tranh của mỗi quốc gia, mỗi vùng cũng là những nội dung ngày càng được chú trọng nghiên cứu.


Đọc thêm tại: