Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp luận nghiên cứu của lịch sử kinh tế là phương pháp duy vật biện
chứng. Phương pháp duy vật biện chứng nhìn nhận các hiện tượng và quá trình
hoạt động của nền kinh tế trong mối liên hệ phụ thuộc lẫn nhau, có phủ định và
kế thừa nhau trong sự vận động và phát triển khổng ngừng.
Do vậy, khi nghiên cứu lịch sử kỉnh tế không chỉ chú ý đến các hiện
tượng kinh tế riêng biệt mà còn phải chú ý xem xét, phân tích và đánh giá các
hiện tượng kinh tế trong mối liên hệ phổ biến vì nền kinh tế như một cơ thể
sống, luôn diễn ra đa dạng, phức tạp và nhiều khi hàm chứa cả mâu thuẫn. Điều
đó có nghĩa là khi nghiên cứu lịch sử kinh tế, nếu chỉ tách biệt để phân tích
hiện tượng kỉnh tế một cách riêng biệt thì dễ dẫn đến những kết luận chủ quan
mà không thấy được động thái tích cực và xu hướng vận động của nền kinh tế
trong sự tác động tương tác của nhiều nhân tố. Trong đó, có những nhân tố mang
tính quyết định, phản ánh đặc trưng và xu hướng phát triển của nền kinh tế.
- Cơ
sở lý luận của lịch sử kinh tế là hệ thống lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, các
lý thuyết kinh té học và đường lối, chính sách kinh tế của Đảng và Nhà nước ta.
Đó cũng là cơ sở để xác định những phương pháp cụ thể trong phân tích và đánh
giá động thái phát triển của nền kinh tế, luận giải về các sự kiện, các hiện
tượng và các quá trình kinh tế.
- Trong
nghiên cứu, lịch sử kinh tế sử dụng các phương pháp sau:
+
Phương pháp lịch sử và phương pháp lôgic
Phương pháp lịch sử là phương pháp nghiên cứu sự phát triển kinh tế gắn
với các sự kiện, hiện tượng kinh tế theo tiến trình thời gian và trong hoàn
cảnh cụ thể. Sử dụng phương pháp này, khoa học lịch sử kinh tế mới có thể thực
hiện được tốt nhất nhiệm vụ phản ánh trung thực, khách quan lịch sử phát triển
của các nền kinh tế.
Phương pháp lôgic là phương pháp nghiên cứu bỏ qua những hiện tượng kinh
tế ngẫu nhiên, đi vào bản chất của hiện tượng kinh tế, từ đó khái quát lý luận
về tiến trình phát triển kinh tế.
Phương pháp lịch sử cũng như phương pháp lôgic đều có những ưu điểm và
nhược điểm riêng. Phương pháp lịch sử có ưu điểm là hết sức rõ ràng, cụ thề
nhưng lại có nhược điểm là hạn chế khả năng nhận thức. Phương pháp lôgic có
tính chất khái quát nhưng phân tích dưới dạng thuần tủy trừu tượng nên không
nói lên mặt cụ thể của sự phát triển. Do vậy, trong nghiên cứu lịch sử kinh tế,
sự kết hợp chặt chẽ cả hai phương pháp lịch sử và lôgic sẽ hạn chế việc thiên
về mô tả các sự kiện một cách tự nhiên chủ nghĩa, đồng thời cũng hạn chế việc
thiên về khái quát lý luận và suy diễn chủ quan, không coi trọng thực tế lịch
sử.
Từ khóa tìm kiếm nhiều: khái niệm về kinh tế thị trường,
cách
mạng công nghiệp ở anh