Sau chiến tranh, trước đòi hỏi của nền sản xuất xã hội hóa cao,
chủ nghĩa tư bản độc quyền chuyển thành chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước với
đặc điểm chung cơ bản là nhà nước kết hợp chặt chẽ, thường xuyên như một tất
yếu kinh tế với tư bản độc quyền điều tiết kinh tế – xã hội. Tuy nhiên, sự can
thiệp của nhà nước vào các hoạt động kinh tế ở các nước tư bản không hoàn toàn
giống nhau, do vậy đã hình thành các mô hình kinh tế khác nhau như: mô hình
kinh tế thị trường kiểu Mỹ; mô hình kinh tế thị trường xã hội của CHLB Đức; nhà
nước phúc lợi ở Thụy Điển; kinh tế kế hoạch hướng dẫn kiểu Pháp v.v…
Trong giai đoạn này, ở các nước tư bản, nhà nước sử dụng ngân sách
cùng với ngân hàng trung ương như những công cụ quan trọng nhất để can thiệp
vào nền kinh tế. Thông qua các khoản thu chi ngân sách, điều tiết khối lượng
tiền tệ lưu thông và lãi suất ngân hàng mà chính phủ các nước tư bản có thể
thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng khi nó rơi vào trạng thái suy thoái, hoặc giữ
cho nền kinh tế khỏi rơi vào tình trạng quá nóng (tăng trưởng đi kèm với lạm
phát cao). Việc tăng cường quân sự hóa kinh tế, tăng chi tiêu cho sản xuất vũ
khí chiến tranh cũng được coi như một biện pháp để bảo đảm sự toàn dụng nhân
công.
Thực tế, tỷ lệ chi tiêu ngân sách nhà nước trong GNP ở các nước tư
bản đã ngày càng tăng lên.
Ở nhiều nước tư bản phát triển, nhà nước trở thành người sở hữu
một bộ phận khá lớn tư bản xã hội. Đến giữa những năm 1950, phần các phương
tiện sản xuất cơ bản (không kể sản xuất quân sự) năm trong tay nhà nước đạt 13%
ở Mỹ; 15% ở Canada; 20% ở CHLB Đức; 22% ở Nhật Bản; 30% ở Áo; 42% ở Pháp. Ở các
nước Pháp, Áo, Anh, CHLB Đức, khu vực kinh tế nhà nước chiếm khoảng 30% tổng số
vốn đầu tư, thu hút khoảng 15-30% tổng số lao động và sản xuất khoảng 20-30%
tổng sản phẩm công nghiệp, Ở nhiều nước tư bản, chính phủ tham gia xây dựng hầu
như toàn bộ cơ sở hạ tầng như giao thông vận tải, thông tin liên lạc, cung ửng
điện nước… và duy trì các ngành sản xuất nguyên liệu chủ yếu như than, dầu mỏ,
gang thép… Ở Pháp, các doanh nghiệp nhà nước nắm gần 100% ngành sản xuất than,
hơi đốt, điện, ngành đường sắt, 88,3% ngành hàng hải, 86% ngành hàng không. Ở
Anh, khu vực nhà nước nắm 100% sản xuất than, vận tải đường sắt và vận tải hành
khách ở London, gần 100% điện, hơi đốt, 93,5% thép, 94,7% gang, 85% vận tải
hàng không trong nước và toàn bộ hệ thống thông tin liên lạc.
Chính phủ nhiều nước tư bản phát triển đã thực hiện chính sách
tăng chi tiêu cho phúc lợi xã hội. Năm 1950, chi phúc lợi xã hội ở Mỹ là 23,5
tỷ USD, chiếm 37,4% chi ngân sách, đến năm 1970, con số đó là 145,8 tỷ và
48,2%. Ở CHLB Đức, chi cho phúc lợi xã hội năm 1950 là 4 tỷ mác, năm 1970 là 26
tỷ mác. Việc gia tăng chi tiêu cho phúc lợi xã hội đã có tác dụng làm dịu đi
những mâu thuẫn giai cấp, tạo nên sự ổn định tương đối cho sự phát triển kinh
tế.
Từ khóa tìm kiếm nhiều: các thành phần kinh tế, cách
mạng công nghiệp anh