Kinh tế thị trường là gì?


    Ở Việt Nam thời kỳ trước đổi mới, trong nhận thức ta thường đồng nhất sản xuất hàng hóa với kinh tế thị trường và đồng nhất kinh tế thị trường với chủ nghĩa tư bản. Vì vậy, quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua phát triển tư bản chủ nghĩa cũng là bỏ qua phát triển kinh tế thị trường, ít chú trọng đến phát triển sản xuất hàng hóa. Ngày nay, nhận thức về kinh tế thị trường đã có những thay đổi căn bản. 

Kinh tế thị trường là gì?

    Kinh tế thị trường được coi là thành quả văn minh chung của nhân loại và kinh tế thị trường có thể gắn với những thể chế chính trị-xã hội khác nhau. Do vậy, cổ thể bỏ qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa nhưng không thể bỏ qua phát triển sản xuất hàng hóa và kinh tế thị trường trong thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Đảng ta xác định rổ vai trò của kinh tế thị trường cũng như cơ chế thị trường trong phát triển kinh tế: “Cơ chế thị trường đã phát huy tác dụng to lớn đến sự phát triển kinh tế – xã hội. Nó chẳng những không đối lập mà còn là một nhân tổ khách quan cần thiết của việc xây dựng và phát triển đất nước theo con đường xã hội chủ nghĩa”.
    Thực tế, kinh tế thị trường là mô thức kinh tế có tính đa dạng cao, cả về hình thức của lực lượng sản xuất và hình thức của quan hệ sản xuất, trong đó có sự biểu hiện phong phú về trình độ của công cụ sản xuất, của phương tiện kỹ thuật, của kỹ năng và trình độ tay nghề của người lao động. Tính đa dạng ấy còn thể hiện ở nhiều loại hỉnh sản xuất, kinh doanh, ở quy mô, tính chất của hoạt động kinh doanh, của lĩnh vực sản xuất và kinh doanh… Trong nền kinh tế thị trường, các quy luật của nó như quy luật giá trị, quy luật cung cầu, quy luật cạnh tranh, quy luật lưu thông tiền tệ… tác động một cách đồng bộ vào người sản xuất, quản lý và kinh doanh. Sự tác động đó có ý nghĩa sống còn đối với mỗi chủ thể kinh tế – xã hội và với nền kinh tế nói chung. Sự tác động đó đã tạo động lực cho sự phát triển kinh tế xã hội năng động hơn, hiệu quả hơn trên cơ sở phân bổ, sử dụng các loại nguồn lực. Trong quá trình phát triền và chuyển biến của các phương thức sản xuất, sự tác động đã làm cho bước đi từ kinh tế tự nhiên sang kinh tế hàng hóa như là kết quả tất yếu của sự phát triển lực lượng sản xuất. Sự phát triển kinh tế – xã hội ngày càng vươn lên nhờ trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Như vậy, mối quan hệ biện chứng giữa quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất trong nền kinh tế thị trường thể hiện vừa trực tiếp, vừa gián tiếp và điều này quy định tính hai mặt của kinh tế thị trường.
Từ khóa tìm kiếm nhiều: khái niệm về kinh tế thị trường, cách mạng công nghiệp ở anh