Đại khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 -1933
10:00
Lịch sử kinh tế
Ra khỏi chiến tranh, nền kinh tế các nước tư bản có sự phục
hồi nhưng ngay sau đó đã lâm vào tình trạng suy thoái và khủng hoảng kinh tế
1920- 1921. Nước Đức rơi vào tình trạng rối loạn bởi siêu lạm phát. Chỉ số giá
cả tháng 11-1923 so với tháng 1-1922 tăng lên 10.000.000 lần. Trong những năm
1921-1929, nền kinh tế các nước tư bản khôi phục và phát triển vượt mức trước
chiến tranh đến 2-3 lần nhưng lại rơi vào những mâu thuẫn mới, dẫn đến cuộc Đại
khủng hoảng 1929-1933.
Đây là cuộc khủng hoảng toàn diện và sâu sắc nhất so với các cuộc
khủng hoảng trong thời gian trước đó. Cuộc khủng hoảng này bắt đầu nổ ra từ Mỹ
vào mùa thu năm 1929, sau đó lan ra nhiều nước tư bản khác. Năm 1933, kinh tế
toàn hệ thống tư bản giảm 37% so với năm 1929. Mức sản xuất công nghiệp của Mỹ
sụt xuống chỉ bằng mức năm 1905-1906; của Anh bằng mức năm 1897; của Đức bằng
mức năm 1896. Cuộc khủng hoảng này kéo dài trong 4 năm, sau đó phục hồi kinh tế
diễn ra chậm chạp, ở Mỹ, nhiều ngành sản xuất công nghiệp đến trước Chiến tranh
thế giới thứ hai vẫn chưa đạt bằng mức sản xuất năm 1929. Một số nước đến năm
1936 nền kinh tế đạt mức năm 1928, nhưng một năm sau lại nổ ra cuộc khủng hoảng
kinh tế. Cuộc khủng hoảng này kéo theo khủng hoảng về chính trị.
Có thể nói rằng, khủng hoảng kinh tế thế giới là một biến thể đa
dạng và phức tạp, tiềm ẩn bên trong sự vận hành của nên kinh tế toàn cầu. Trong
đó, cấu trúc kinh tế toàn cầu với rất nhiều sự bất ổn mà bản thân mỗi quá trình
kinh tế, mỗi nền kinh tế quốc gia không đủ khả năng kiểm soát được hoặc sự mất
tương thích của cấu trúc kinh tế toàn cầu đang được xác lập với các thiết chế
đang vận hành. Khủng hoảng kinh tế thế giới diễn ra theo tính chất làn sóng,
lan tỏa và sau đó ảnh hưởng, chế định lẫn nhau. Do vậy, xu hướng khủng hoảng
kinh tế từ khu vực “trung tâm nhạy cảm” sẽ lan nhanh sang các khu vực khác. Đại
khủng hoảng kinh tế 1929-1933 nổ ra là kết quả của một thời kỳ dài sùng bái chủ
thuyết tự do kinh tế với hai chủ thể kinh tế được đề cao đó là thị trường tự do
và con người kinh tế cá thể biệt lập.
Tiến bộ kỹ thuật mới và sự phát triển của lực lượng sản xuất
10:00
Lịch sử kinh tế
Vào 30 năm cuối thế kỷ XIX, sự xuất hiện của nhiều phát minh, sáng
chế đã góp phần thúc đẩy lực lượng sản xuất trong các nước tư bản chủ nghĩa
phát triển mạnh mẽ.
Trước hết là những phát minh về năng lượng. Trong thời kỳ chủ
nghĩa tư bản trước độc quyền, hơi nước là nguồn năng lượng chủ yếu thì ở thời
kỳ này đã xuất hiện hai nguồn năng lượng mới là điện năng và dầu lửa, khí đốt.
Điện cùng dầu lửa và khí đốt là những khám phá vĩ đại làm cơ sở cho nhiều phát
minh mới ứng dụng trong các ngành kinh tế. Hàng loạt những phát minh sáng chế
quan trọng liên quan đến các nguồn năng lượng mới đã xuất hiện như mảy phát
điện, máy chuyển từ điện năng sang cơ năng, máy biến thế, tàu điện, bóng đèn
điện. Việc phát minh ra nguồn năng lượng điện năng và các ứng dụng của nó đã
cho phép chuyển những động cơ đi xa nguồn cung cấp điện. Đó là một ưu thế lớn
của điện năng so với hơi nước. Động cơ điện đã dần thay thế cho động cơ hơi
nước trong các ngành công nghiệp. Mặt khác, từ việc phát hiện ra dầu lửa và khí
đốt, con người đã chế tạo được động cơ đốt trong, động cơ diesel… Từ những phát
minh này, nhiều ngành công nghiệp mới ra đời như ngành chế tạo ô tô, máy bay,
đầu máy diesel v.v…
Trong lĩnh vực hóa học, con người đã khám phá ra những nguyên tắc
phân tích và tổng hợp các chất, từ đó đã chế ra các loại thuốc nhuộm, thuốc
chữa bệnh, nước hoa, các loại axit, muối dùng trong sản xuất và tiêu dùng.
Kỹ thuật mới và việc khám phá ra quá trình công nghệ mới là tiền
đề cho phát minh về phương pháp luyện kim mới, đó là phương pháp luyện thép của
Bessemer và Martin vào những năm 50-60 của thế kỷ XIX. Công nghệ mới cho phép
thay thế những lò luyện kim nhỏ bằng những nhà máy luyện kim lớn có chu trình
hoàn chỉnh. Thép được sử dụng rộng rãi trong ngành chế tạo máy móc thiết bị.
Những tiến bộ kỹ thuật mới đã thúc đẩy sự phát triển các ngành
công nghiệp mới. Đầu thế kỷ XX, công suất điện của 4 nước tư bản hàng đầu là 2
triệu kw. Năm 1913, sản lượng điện của Mỹ và các nước tư bản ở châu Âu đạt 101
tỷ kwh. Điện năng đã tạo điều kiện cho sự phát triển công nghệ tự động hóa ở
các nước tư bản trong thế kỷ XX. Công nghiệp chế tạo ô tô tuy mới ra đời nhưng
đã phát triển nhanh. Năm 1892, những chiếc ô tô đầu tiên mới được sản xuất,
nhưng chỉ 8 năm sau hãng ô tô Ford của Mỹ đã sản xuất được 4.000 chiếc. Trong
30 năm cuối thế kỷ XIX sản lượng gang tăng 3 lần, thép tăng 20 lần, từ 1,2
triệu tấn lên 23,3 triệu tấn. Năm 1913, riêng Mỹ đã sản xuất được gần 32 triệu
tấn thép, gần bằng sản lượng thép của các nước tư bản châu Âu cộng lại. Sản
lượng than của Mỹ cũng tăng nhanh để đáp ứng nhu cầu của ngành luyện kim lên
tới 517 triệu tân, của Anh đạt 292 triệu tấn, của Đức là 190 triệu tấn, của
Pháp là 40 triệu tấn.
Công nghiệp phát triển mạnh đánh dấu mốc căn bản hoàn thành quá
trình công nghiệp hóa ở Mỹ và các nước Tây Âu trong khoảng 20 năm đầu thế kỷ
XX. Cơ cấu kinh tế thay đổi, tỷ trọng của công nghiệp trong thu nhập quốc dân
đã vượt tỷ trọng của nông nghiệp. Cơ cấu lao động xã hội cũng có sự thay đổi
lớn, tỷ trọng lao động trong công nghiệp ngày càng có xu hướng gia tăng trong
khi lao động trong khu vực nông nghiệp ngày càng giảm. Tốc độ đô thị hóa diễn
ra nhanh chóng. Tỷ lệ dân cư thành thị đã vượt hẳn so với dân cư nông thôn ở
các nước tư bản.
Từ khóa tìm kiếm nhiều: lực lượng sản xuất, cach
mang cong nghiep o chau au